So, tháng vừa rồi mình mới mua PepsiCo. Lý do mà mình bắt đầu đầu tư cổ phiếu Mỹ là vì mình mới tìm hiểu ra công ty mình không cho nhân viên đầu tư vào cổ phiếu niêm yết của khách hàng công ty, kể cả khi nhân viên đó không làm việc trực tiếp với khách hàng.
Luật khá chặt nên mình phải bán hết tất cả các cổ phiếu niêm yết ở UK mà mình đang nắm giữ, bởi tất cả đều là cổ phiếu được niêm yết bởi khách hàng của công ty.
Việc này dẫn tới số lượng cổ phiếu mà đạt được chỉ tiêu đầu tư của mình giảm đi một cách đáng kể.
Thị trường Mỹ là thị trường to nhất thế giới và tại đây mình sẽ tìm được nhiều công ty tốt mà không phải là khách hàng của công ty mình.
Cổ phiếu đầu tiên mà mình mua là PepsiCo.
Ai biết tới PepsiCo đều nghĩ ngay tới nước ngọt Pepsi. Ai cũng hỏi mình thế sao không đầu tư Coca Cola?
Well…nếu mình có đủ tiền thì mình sẽ mua cả hai.
Nhưng đây chưa phải là lý do chính mà mình đầu tư vào Pepsi. Lý do mình đầu tư vào Pepsi là:
- Pepsi có 2 hào kinh tế cực kì rộng. (wide economic moat). Đó chính là: nhãn hiệu (brand) và lợi thế chi phí thấp (cost advantage)
- Lý do thứ 2 là giá cổ phiếu của Pepsi đang rất thấp. Bởi thế mua vào bây giờ là hoàn toàn hợp lý.
Về mặt nhãn hiệu, Pepsi làm chủ 3 thị trường sau đây:
- Khoai tây chiên (potato chips)
- Tortilla chip (chả biết dịch tiếng việt thế nào…)
- Snack phô mai (cheese snack)
3 thị trường này chiếm hơn 50% trên tổng số thị trường snack của Mỹ và toàn thế giới. Vì thế, bất cứ công ty nào chiếm lĩnh được 3 thị trường này đều nên được quan tâm tới.
Trong 3 thị trường này, Pepsi nổi bật nhất ở 2 thị trường đó là khoai tây chiên và snack phô mai. Từ cách phân tích của mình, sản phẩm của Pepsi trong hai thị trường này (ví dụ: Walkers chips – khoai tây chiên hay Cheetos – snack phô mai) đều nằm trong vùng “hàng chất” (xem blog trước với đề tài “Just a thought”). Nghĩa là khả năng tăng giá và giữ vững số lượng bán ra của Pepsi trong 2 thị trường này cực kì tốt. Khi so sánh khả năng này của Pepsi so với các đối thủ khác như Utz hay Pringles của Kellog, Pepsi đều vượt mặt một cách ngoạn mục.
Tuy vậy, có một việc đáng chú ý là Tortilla chip của Pepsi thì lại nằm gần vùng “con bạc”. Điều này làm cho mình phải suy nghĩ, đắn đo một tí. Tuy vậy, trong 3 thị trường to nhất, Pepsi gần như chiếm vững 2 thị trường thì đây là một thành tích cực kì tốt. Hơi tiếc một tí tại mình khá thích Doritos haha.
Về mặt lợi thế chi phí thấp, Pepsi có lợi thế này trong 2 ngành:
- Nước ngọt: Pepsi, Mountain Dew, etc
- Snack
Trong thị phần nước ngọt, Pepsi chiếm 30% thị trường toàn thế giới và tầm 20-30% thị trường Mỹ. Với thị phần cao như thế, chi phí để bán ra 1 ounce nước ngọt của Pepsi là tầm £4, tầm tầm với Coca và thấp hơn hẳn so với các công ty khác với trung bình là £7.
Snack cũng tương tự như thế, và còn tốt hơn bởi công ty cạnh tranh thứ hai sau Pepsi thua Pepsi về mặt thị phần khá xa. Kellog và Snyder có tầm <20% thị phần snack.
Với chi phí thấp, Pepsi gần như nắm vững khả năng cạnh tranh giá bán, đưa sản phẩm ra thị trường, tái đầu tư, etc.
Cuối cùng, giá cổ phiếu Pepsi đang khá thấp. Theo như phân tích của mình, Pepsi nên tăng trưởng ở mức 15% tỉ suất kép nhưng hiện tại công ty đang chỉ tăng trưởng ở mức 10%. Nếu như mình hạ thấp kì vọng ROE của mình xuống từ 30% xuống còn 20% (tức giảm 33%), thì lúc này Pepsi nên tăng trưởng ở mức 10%. Nghĩa là, trường hợp xấu nhất nếu có xảy ra, thì Pepsi cũng vẫn tăng trưởng 10% trong tương lai dài hạn, cao hơn mức tăng trưởng của thị trường S&P 500 là 7%.