Một trong những “hào kinh tế” mà mình nhắc tới là tài sản vô hình.
Tài sản vô hình bao gồm nhãn hiệu (brand), bằng sáng chế (patent) và regulatory approval (chả biết dịch sao…)
Hôm nay mình muốn nói về nhãn hiệu.
Làm sao để một nhãn hiệu thực sự được đánh giá là một hào kinh tế?
Hồi học đại học chắc hẳn ai cũng đã đọc qua concept “price elasticity of demand”, có thể hiểu là khi tăng giá, sản lượng có tăng hay không?
Một nhãn hiệu sẽ thực sự “khỏe” khi công ty tăng giá, tổng sản lượng bán ra vẫn giữ nguyên hay thậm chí tăng.
Theo mình, độ “khỏe” của một nhãn hiệu sẽ phụ thuộc vào 2 yếu tố:
- Công ty tăng giá bao nhiêu lần? => Câu trả lời sẽ mang tính chất đo lường độ “gan” của công ty (Một công ty dám tăng giá 10/10 lần thể hiện sự gan lỳ của công ty đó với thị trường)
- Trong tất cả các lần tăng giá, công ty đó “thành công” bao nhiêu lần? Thành công ở đây được định nghĩa là khi công ty tăng giá, tổng sản lượng không thay đổi hoặc thậm chí tăng.
Ví dụ: trong 10 năm đổ lại, công ty A tăng giá 6 lần. Trong 6 lần này, có 4 lần tổng sản lượng không thay đổi so với năm trước hoặc tăng so với năm trước.
=> Công ty tăng giá 6/10 lần tức 60% và hệ số thành công là 4/6 lần tức 67%
Dựa trên cách tính này, mình có thể đo được độ “khỏe” của 1 nhãn hiệu. Dẫn đến, nếu như một công ty được phát hiện là nhãn hiệu của nó có thể là một hào kình tế, áp dụng cách tính này sẽ giúp cho mình “hệ số hóa” được độ “khỏe” của một nhãn hiệu.
Mình sẽ tóm gọn ý tưởng này bằng “Biểu đồ nhãn hiệu” sau đây:
Từ biểu đồ trên, đối với các công ty có nhãn hiệu, mình sẽ nhắm đầu tư vào các nhãn “hàng chất” và tránh các “con bạc” và “đồ lởm”.
Một số công ty có nhãn hiệu “hàng chất”: (số liệu mình thu thập từ các báo cáo mà công ty công bố hàng quý hoặc hàng năm)
-Diageo (sở hữu các nhãn hiệu như Johnnie Walker, Guinness và thậm chí Vodka Hà Nội nổi tiếng của Việt Nam): Hệ số tăng giá = 100% và hệ số thành công = 65%
-Unilever (sở hữu bột giặt OMO, hạt nêm Knorr, kem đánh răng P/S) : Hệ số tăng giá = 70%-100% và hệ số thành công = 65%
-Clorox (sỏ hữu thương hiệu Clorox tẩy trắng, nước lau chùi vệ sinh nổi tiếng của Mỹ) : Hệ số tăng giá = 70%-100% và hệ số thành công = 95%
-Pernod Ricard (sở hữu các thương hiệu rượu như Ricard, Vodka Absolut) : Hệ số tăng giá = 100% và hệ số thành công = 70%
Mình mong rằng với biểu đồ nhãn hiệu trên, bạn sẽ có thể áp dụng và tìm được các công ty có nhãn hiệu tốt để đầu tư. Nhãn hiệu là một trong những hào kinh tế dễ tìm nhất bởi lẽ công ty nào cũng có một cái tên, điều quan trọng là cái tên đó tạo ra bao nhiêu giá trị cho công ty.
Tất nhiên biểu đồ và cách phân tích trên sẽ có một số khuyết điểm như:
-Hệ số tăng giá và thành công phải = bao nhiêu % để một nhãn hiệu là một “hàng chất”?
-Tăng giá, nhưng sản lượng chỉ rớt 1% cũng có thể được tính là thành công? thay vì sản lượng bắt buộc phải giữ nguyên hoăc tăng.
…và còn một số điểm khác nữa. Tuy vậy, câu trả lời cho những khuyết điểm này sẽ phụ thuộc vào cách suy nghĩ của từng nhà đầu tư. Một nhà đầu tư cẩn trọng sẽ muốn một nhãn hiệu với hệ số tăng giá và thành công là 100% nhưng một nhà đầu cơ sẽ có thể chỉ cần 50% và 60% chẳng hạn.
Anyway, mình mong là biểu đồ và cách phân tích trên sẽ giúp cho bạn phân tích được nhãn hiệu của một công ty, và từ đó đưa ra những quyết định đầu tư hiệu quả nhất.